Chào bác sĩ. Em có hai răng cửa hàm trên không hiểu sao mấy hôm nay rất nhức, khi sờ vào lại thấy hơi lung lay. Mỗi khi em ăn đồ lạnh hoặc gió thổi vào thì thấy rất buốt. Cho em hỏi tại sao răng cửa em lại nhức như thế, có phải chứng bệnh gì không và điều trị đau nhức răng cửa thế nào cho nó hết ạ. Em cảm ơn bác sĩ. (Hồng Hà – Hải Dương)
Trả lời:
Chào bạn Hồng Hà!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Đau nhức răng cửa do đâu?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Hiện tượng răng cửa lung lay và đau nhức thường là do
viêm nha chu (viêm quanh răng) gây nên. Bệnh nha chu là bệnh của mô nâng đỡ xung quanh răng bao gồm nướu răng (lợi), dây chằng, và xương ổ răng. Khi bị bệnh này, lợi thường bị viêm, chảy máu và sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu và gây
đau răng.
Đau nhức răng cửa thường là do viêm nha chu
Bình thường nướu răng sẽ bám chung quanh cổ răng. Giữa răng và nướu luôn có một khe hẹp và có độ sâu chỉ khoảng chừng 1-2 mm. Khi tình trạng vệ sinh răng miệng kém, có nhiều mảnh vụn thức ăn lọt vào khe nướu, đọng lại đó, lâu dần cứng lại thành vôi răng. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng. Vôi răng vẫn còn nằm trong khe nướu và tiếp tục tích tụ nhiều hơn, đẩy đáy khe nướu tụt dần xuống khỏi vị trí quanh cổ răng lúc ban đầu. Lúc này khe nướu không còn là khe nữa vì đã phát triển sâu hơn và rộng ra và khi khe càng sâu thì răng càng lung lay (vì phần xương ổ răng bao bọc quanh chân răng bị tiêu hủy dần đi). Khi nướu bị vôi răng bám dính, đè lên lâu ngày sẽ bị viêm đỏ, sưng tấy. Nướu bị viêm là nguyên nhân đầu tiên gây trạng chảy máu chân răng, đau nhức và hôi miệng. Hơn thế nữa, nếu không được quan tâm điều trị đúng mức thì xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu hủy dần khiến cho răng không có chỗ tựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng hoặc buộc phải nhổ răng.
Đau nhức răng cửa chủ yếu hay gặp do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng chứ không phải do ăn quá nhiều vật cứng và lạnh. Bạn nên đến khám ở cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được xác định bệnh chính xác, khi đó mới có cách điều trị cụ thể.
Chúc bạn sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét