Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể tư vấn giúp em đau răng uống thuốc gì để giảm đau cấp tốc nhất nhưng vẫn an toàn ạ? Mấy hôm nay em bị đau nhức răng phía răng hàm rất nhiều, chưa có thời gian để đi khám bác sĩ, nên không biết nguyên nhân vì sao lại bị nhức răng. Có cách nào để thoát khỏi cơn đau cấp tốc không thưa bác sĩ. Em cám ơn! (Ngọc Ánh – Quảng Ninh)
Trả lời:
Chào bạn Ngọc Ánh,
Trước tiên, Nha khoa xin cám ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi, về thắc mắc “nhức răng nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh nhất”, chúng tôi xin được trả lời cụ thể như sau:
Nhức răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, cần phải đi khám bác sĩ sớm
Nguyên nhân gây nhức răng là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhức răng. Để biết được nhức răng nên uống thuốc gì phù hợp thì trước hết bạn cần xác định được nguyên nhân gây đau nhức. Nha khoa có thể tổng hợp một vài nguyên nhân như sau
- Răng bị sâu răng: Màng bám trên răng được hình thành rất nhanh, chỉ ngay sau khi ăn các loại thực phẩm giàu đường, bột như bánh, mưt, kẹo, nước ngọt, trái cây khô,… Đường sẽ phối hợp với các loại vi khuẩn sinh ra acid phá hủy men răng, gây sâu răng.
- Viêm nướu: Màng bám sẽ được khoáng hóa trở thành vôi răng. Vao răng lại chính là thủ phạm gây bệnh viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, ap-xe răng , túi nha chu,… Khi đó, những cơn đau nhức sẽ còn tăng cấp thành đợt lặp đi lặp lại theo thời gian.
- Đau răng do răng khôn mọc lệch: Đây là tình trạng đau răng gặp phải ở nhiều người. Cơn đau do mọc răng khôn có thể kéo dài nhiều đợt, mỗi đợt khoảng hơn 1 tuần cho đến khi nào răng mọc đầy đủ.
- Nhức răng do răng bị sứt mẻ, gãy vỡ: khi có lực tác động từ bên ngoài gây cho răng bị tổn thương, lúc này răng cực kỳ nhạy cảm nhất khi kích thích nóng lạnh, có trường hợp để bình thường thôi bạn cũng đã cảm thấy răng đau nhức rồi.
- Sau điều trị: Một số trường hợp sau khi hàn trám răng có biểu hiện nhức răng do tay nghề nha sĩ thực hiện yếu kém khiến cho vết trám bị vênh lệch hoặc có hiện tượng khoang rỗng giữa vật liệu trám và ngà răng.
Trong các nguyên nhân gây nhức răng thì sâu răng và viêm nướu là hai bệnh lý chủ yếu gây đến cho bạn những cơn đau nhức. Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin C gây cho nướu sưng đau cũng được coi là một trong những nguyên nhân làm nhức răng.
Nhức răng nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh nhất trong 1 phút?
Thông thường, việc dùng thuốc để giảm đau cấp tốc, chỉ có thuốc giảm đau dạng viên sủi, nhưng chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau nhức răng của bạn là gì, tự ý sử dụng thuốc sẽ rất nguy hiểm. Cách tốt nhất là bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị cho hợp lý nhất.
Trường hợp bạn bị sâu răng, cần tiến hành điều trị ngay. Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng, bác sỹ nha khoa sẽ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường bác sỹ nha khoa sẽ cho bạn 2 loại thuốc để điều trị là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Một số thuốc giảm đau mà bác sỹ nha khoa có thể kê đơn cho bệnh nhân bị đau răng là: Paracetamol, aspirin…; Thuốc kháng sinh: Amoxicillin,Tetracyline, doxycycline, Spriamycin…
Ngoài thuốc kháng sinh, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc Nam dễ kiếm để chữa bệnh răng miệng như: Gừng tươi, nghệ tươi… Đặc biệt, gel tươi nha đam (lô hội) là thuốc rất tốt cho phòng bệnh và điều trị các bệnh răng miệng. Nếu chưa có điều kiện đi khám bác sĩ để kê đơn thuốc và xác định nguyên nhân, bạn có thể tham khảo cách chữa đau nhức răng tại nhà
.
Những phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên để điều trị triệt để cơn đau bạn phải đến nha khoa sớm. Nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên; nên dùng kem đánh răng có chứa fluoride và dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Ngoài ra bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng khác và có cách điều trị thích hợp nhất.
Chữa nhức răng triệt để cần nhờ đến nha sĩ
Nhức răng nên uống thuốc gì chỉ là cách chữa tạm thời. Để đẩy lùi các cơn đau răng, bạn cần xác định được nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhức răng chính là sâu răng. Cách điều trị mà nha sĩ sẽ khuyên bạn là hàn
trám răng. Thao tác hàn trám vô cùng đơn giản mà lại tiết kiệm thời gian và chi phí. Với vấn đề
đau răng sau khi trám thì bạn có thể yên tâm khi điều trị tại nha khoa, với bàn tay của các bác sỹ lành nghề thì điều này sẽ hoàn toàn không xảy ra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét