Niềng răng để làm gì ? Chỉnh nha niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp hay cố định có sẵn như mắc cài tạo cho hàm răng đều đặn trên cung hàm. Với trẻ em, chỉnh hình còn giúp điều chỉnh sự tăng trưởng xương hàm và hướng cho mọc răng vĩnh viễn theo đúng khớp cắn. Vậy khi nào cần niềng răng? Niềng răng trong kỹ thuật chỉnh nha thường áp dụng với trường hợp răng bị hô vẩu hay bị thưa nhằm khôi phục những sai lệch trong khớp cắn trên toàn bộ cung hàm.
1. Căn cứ xác định khi nào cần niềng răng
Giải đáp cho băn khoăn khi nào cần niềng răng chỉnh nha của nhiều bệnh nhân, nha khoa đưa ra những trường hợp nên niềng răng phổ biến nhất. Đối với một hàm răng hô vẩu hay bị thưa thì kỹ thuật chỉnh nha với hàm răng đều, đẹp với hàm răng đều đẹp sẽ tạo cảm giác thoải mái và tự tin cho bạn khi giao tiếp.
Ngoài ra, chỉnh nha niềng răng không những tạo thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Răng đều ngay thẳng giúp dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng cũng như viêm nướu. Với hàm răng đều đặn việc ăn nhai cũng tốt hơn. Các răng mọc lệch lạc ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và chức năng của hệ thống nhai. Răng không tiếp khớp tốt giữa hai hàm trên với dưới sẽ khiến các răng còn lại quá tải với lực ăn nhai. Chỉnh hình nha khoa không những tạo tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
Nha khoa – Địa chỉ niềng răng với chuyên gia chỉnh nha uy tín đào tạo tại châu ÂU
2. Khi nào cần niềng răng cho bệnh nhân?
Trường hợp răng bị hô vẩu
“Hô” là một lý do khá thường gặp khi bệnh nhân đến khám bác sĩ chỉnh nha. Quan điểm trước đây cho rằng điều trị hô luôn luôn phải nhổ răng và thời gian điều trị khá dài. Với kỹ thuật chỉnh nha niềng răng ngày nay, thời gian điều trị trung bình chỉ khoảng 18-24 tháng, tỉ lệ nhổ răng khoảng 20-30%.
Chỉnh nha niềng răng thường áp dụng với trường hợp răng bị chìa ra phía trước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, răng bị chìa ra làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.
Ngoài ra, khi môi căng, hàm dưới lùi cũng khiến cho khuôn hàm bị sai khớp cắn. Đây là đặc điểm khó nhìn nhận ra nhất, là điều mà bệnh nhân hay than phiền nhất rằng mình bị “hô” nhưng không thể trả lời cụ thể hô như thế nào. Bên cạnh đó, phổ biến là trường hợp hô hai hàm. Những trường hợp này bệnh nhân thường thấy mình hô khá nhiều. Môi bệnh nhân căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên. Nhổ răng thường được chỉ định cho trường hợp này. Răng mọc lệch, không đúng vị trí cũng sẽ khiến cho khớp cắn không ổn định, mất giá trị thẩm mỹ trên cả khuôn hàm.
Với những trường hợp hô vẩu như trên thì niềng răng sẽ là giải pháp đem lại hiệu quả lâu bền nhất. Sau một thời gian niềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đẹp, những răng bị hô, móm, mọc lệch, thưa…sẽ về đúng vị trí, giúp cho hàm răng đều và đẹp, nụ cười của bạn sẽ đẹp hơn.
MS 6755: KH niềng răng hô tại nha khoa
Trường hợp răng móm
Tương tự với răng thưa nhưng phần răng bị thụt vào bên trong, móm là trường hợp khớp cắn ngược do khiếm khuyết răng hàm mặt (từ xương hàm hoặc răng). Móm nhận biết rõ là xương hàm dưới đưa ra phía trước, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khi ngậm miệng. Răng móm khiến cho khuôn mặt mất hài hòa, kém thẩm mỹ, cảm giác cằm bị lệch. Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ, móm còn gây khó khăn cho ăn nhai. Với các trường hợp răng móm này khi nào cần niềng răng phải phụ thuộc vào việc xác định là móm có do răng hay không. Nếu do xương hàm thì phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm.
Trường hợp răng bị thưa
Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng mà chủ yếu là răng cửa. Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hầu hết những than phiền về vấn đề này là khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa.
Khi răng bị thưa bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng. Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa nhưng thường chỉ áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm. Ngoài ra, cũng có thể làm chụp sứ cho nhưng răng bên cạnh khe thưa. Cách này hiệu quả, răng bóng đẹp, độ cứng, bền cao, những răng quá thưa có thể chia lại khoảng cách và thêm răng sao cho cân đối hài hòa. Tuy nhiên, cách này chi phí cao và cần phải mài bớt một lớp ngoài của răng.
Vậy khi nào cần niềng răng cho răng thưa? Đó là khi không muốn chưa răng thưa xâm lấn răng như bọc răng và có hiệu quả lâu dài hơn trám răng.
Niềng răng thưa là phương pháp dùng mắc cài cố định trên răng, tác động trên dây cung bằng lực nhẹ, kéo các răng từ từ lại gần nhau. Cách này giữ nguyên răng của bạn, tuy nhiên giá tiền có đắt hơn, thời gian kéo và cố định lâu từ 1-2 năm. Đây là giải pháp chỉnh nha răng thưa mang lại hiệu quả lâu bền nhất so với các phương pháp trên.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét