Trong điều trị nha khoa hiện đại, nhổ răng là một việc mà các bác sĩ cần phải cân nhắc rất kỹ trước khi ra chỉ định có nên nhổ bỏ hay không. Bởi vì, để trồng mới lại một răng bị mất thường gây tốn kém rất nhiều cho bệnh nhân, cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này.
Răng sâu có nên nhổ không?
Điều trị để bảo tồn là mục đích tiên quyết mà cả bác sĩ và bệnh nhân phải hướng tới. Chỉ nhổ răng khi răng đã bị tổn thương nặng nề, gây nhiễm trùng, không thể giữ lại được. Và khi bắt buộc phải nhổ răng, thì với kỹ thuật của nha khoa hiện đại ngày nay, không chỉ răng số 6 mà đối với bất cứ răng nào cũng đều không gây tổn hại và nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Tuy nhiên, khi tình trạng răng sâu đã nặng nề thì bắt buộc phải nhổ bỏ. Nếu không nhổ và không được nhổ kịp thời, ổ nhiễm trùng này có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Cái răng cối mà cháu đang đề cập có thể là răng số 6. Đây là răng chiếm tỉ lệ sâu nhiều nhất, nặng nhật trên hàm răng của con người.
Răng số 6 mọc từ rất sớm, khi con người khoảng 6 tuổi. Răng số 6 mọc cùng thời điểm với sự thay thế của hai răng cửa hàm dưới.
Khi mọc lên, răng số 6 đã là răng vĩnh viễn, không được thay thế như những răng khác. Nó là một răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt nhai.
Ở độ tuổi lên 6, hầu như chưa có bé nào có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Lại hay ăn kẹo, bánh. Thích uống nước ngọt. Trước khi đi ngủ không đánh răng. Đây là những nhân tố làm cho răng số 6 rất dễ bị sâu và sâu từ sớm.
Răng sâu âm ỷ khoảng 5 đến 10 năm, tức là khi con người ở khoảng 16 đến 20 tuổi thì răng số 6 đã sâu rất nặng rồi.
Hầu hết ở thời điểm này, răng số 6 chỉ còn chân răng. Giống như trường hợp của cháu bây giờ.
Răng sâu sẽ làm toàn bộ tủy răng nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng - là nơi chứa thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng và chi phối cảm giác của răng - chính vì vậy, ở giai đoạn này, răng sẽ rất đau nhức.
Ngoài ra, toàn bộ vùng nướu răng xung quanh răng sâu cũng sẽ bị nhiễm trùng, sưng tấy, gây đau nhức.
Và ở giai đoạn này, hầu như răng không thể điều trị giữ lại được. Mà bắt buộc phải nhổ bỏ.
Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm. Nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi.
Sau khi nhổ bỏ cháu sẽ được tư vấn để trồng lại răng mới bằng phương pháp cấy ghép implant, cầu răng sứ hoặc răng tháo lắp. Cháu có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về từng phương pháp điều trị tại đây nhé.
Chúc cháu sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét